Mua camera xin bấm vào đây.
Mua camera Imou để sử dụng vui lòng nhấn vào đây
Hầu hết điều hòa đều có chế độ hút ẩm nhưng cần lưu ý đóng kín cửa phòng, chuẩn bị phương án giữ ấm cơ thể hay kiểm tra hệ thống ống thoát. 1Chế độ hút ẩm điều hòa là gì? Định nghĩa Chế độ hút ẩm điều hòa hay còn gọi chế độ làm khô (Dry) có chức năng giúp làm giảm độ ẩm trong phòng và gián tiếp hạ nhiệt độ không khí làm cho căn phòng trở nên khô ráo, thoáng mát hơn. Chế độ này thường được kí hiệu bằng biểu tượng "Giọt nước" hoặc chữ "Dry" trên remote. Chế độ hút ẩm là chế độ làm khô giúp giảm độ ẩm trong không khí Cơ chế hoạt động Khi kích hoạt chế độ hút ẩm này, điều hòa sẽ chạy quạt ở tốc độ thấp và hút không khí ẩm trong phòng vào dàn lạnh. Hơi ẩm trong không khí gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành nước, bám lại trên dàn lạnh và được dẫn ra ngoài theo ống thoát nước. Để tránh hiện tượng lạnh buốt, điều hòa sẽ làm nóng nhẹ luồng không khí đã được hút ẩm trước khi thổi trở lại phòng. Chu trình làm khô không khí sẽ được xoay vòng liên tục để duy trì độ ẩm ở mức 60%, tạo cảm giác khô ráo và thoải mái cho người sử dụng. Cơ chế hoạt động của chế độ hút ẩm trên điều hòa 2Ưu, nhược điểm chế độ hút ẩm điều hòa Ưu điểm Giảm độ ẩm, cải thiện chất lượng không khí, mang lại cảm giác dễ chịu: Loại bỏ hiệu quả hơi ẩm dư thừa trong không khí, ngăn ngừa nấm mốc, vi khuẩn, giảm thiểu mùi hôi do ẩm mốc, bảo vệ sức khỏe gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Tiết kiệm điện năng: So với việc sử dụng chế độ làm lạnh thông thường, chế độ hút ẩm có thể tiết kiệm điện hơn trong một số trường hợp, đặc biệt là khi độ ẩm tăng cao. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng cách để tối ưu hiệu quả tiết kiệm điện. Bảo vệ đồ dùng trong nhà: Bảo vệ đồ nội thất, quần áo, sách vở,... tránh bị hư hỏng do ẩm mốc. Bảo vệ sức khỏe người già và trẻ nhỏ: Chế độ hút ẩm giúp điều hòa không khí mà không làm lạnh sâu, phù hợp với người lớn tuổi, trẻ nhỏ, người có sức khỏe yếu hay nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Chế độ hút ẩm của điều hòa phù hợp với các gia đình có người già và trẻ nhỏ Nhược điểm Sử dụng chế độ hút ẩm trong thời gian dài có thể khiến không khí trở nên quá khô, gây khô da, nứt nẻ môi, khó chịu cho người sử dụng, đặc biệt là với người có làn da nhạy cảm. Sử dụng chế độ hút ẩm khi không cần thiết hoặc trong môi trường hanh khô, ít độ ẩm sẽ dẫn đến lãng phí điện năng. Sử dụng chế độ hút ẩm quá nhiều dễ làm da bị khô, nứt nẻ và mất nước 3Cách bật chế độ hút ẩm trên điều hòa Ví dụ cách bật chế độ hút ẩm điều hoà Nagakawa Bước 1: Nhấn nút ON/OFF trên điều khiển từ xa để khởi động điều hoà Nagakawa Bước 2: Chọn chế độ Dry Đối với điều khiển có nút MODE: Nhấn nút MODE liên tục cho đến khi trên màn hình hiển thị chế độ "Dry" với biểu tượng giọt nước. Đối với điều khiển có nút Dry riêng: Nhấn trực tiếp nút "Dry" để kích hoạt chế độ hút ẩm. Khi muốn tắt chế độ Dry, bạn nhấn nút MODE để chuyển sang chế độ khác hoặc nhấn nút OFF để tắt điều hòa. Với các điều hòa khác bạn cũng thực hiện các bước tương tự. 4Chế độ hút ẩm điều hòa có tiết kiệm điện không? Khi độ ẩm trong phòng cao, chế độ hút ẩm hoạt động hiệu quả, nhanh chóng loại bỏ hơi ẩm dư thừa, giúp bạn cảm thấy mát mẻ mà không cần hạ nhiệt độ quá thấp, từ đó tiết kiệm điện hơn so với chế độ làm lạnh (Cool) thông thường. Hoặc khi bạn sử dụng chế độ này trong không gian nhỏ, kín, hiệu quả hút ẩm diễn ra nhanh hơn, giảm thời gian hoạt động của điều hòa nên cũng tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, khi độ ẩm không khí đã thấp, việc sử dụng chế độ hút ẩm là không cần thiết, thậm chí còn gây lãng phí điện năng. Nếu bạn ở trong một không gian rộng, việc hút ẩm sẽ mất nhiều thời gian hơn, khiến điều hòa phải hoạt động liên tục, tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Chế độ hút ẩm của điều hòa có khả năng tiết kiệm điện hiệu quả trong một số trường hợp 5Có nên thường xuyên sử dụng chế độ hút ẩm điều hòa không? Nên sử dụng chế độ hút ẩm khi: Thời tiết nồm ẩm: Đây là lúc chế độ hút ẩm phát huy tối đa hiệu quả, giúp không gian sống khô ráo, thoáng mát, hạn chế nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Phòng kín, ít sử dụng: Chế độ hút ẩm giúp bảo vệ đồ đạc, tránh ẩm mốc hiệu quả cho những căn phòng ít sử dụng, độ ẩm cao. Gia đình có trẻ nhỏ, người lớn tuổi. Điều hoà Nagakawa nhập khẩu Thái Lan giá cực tốt, xài cực bền bỉ Không nên lạm dụng chế độ hút ẩm khi: Thời tiết khô hanh: Sử dụng chế độ hút ẩm khi trời hanh khô sẽ khiến không khí càng thêm khô, gây khó chịu, khô da, nứt nẻ môi. Sử dụng liên tục trong thời gian dài: Gây lãng phí điện năng và có thể ảnh hưởng đến độ bền của máy. Người bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn: Không khí quá khô có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Hệ thống điện mặt trời là hệ thống có tác dụng biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp thành năng lượng điện thông qua các tấm pin quang điện. Dòng điện một chiều từ các tấm pin quang điện thông qua bộ chuyển đổi điện DC-AC (thiết bị inverter) sẽ chuyển dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều để đấu nối vào lưới điện, cấp điện cho phụ tải. Hiện nay, có 03 hình thức lắp đặt hệ thống điện mặt trời bao gồm: Hệ thống điện mặt trời hòa lưới (On Grid), hệ thống điện mặt trời độc lập (Off Grid) và hệ thống điện mặt trời kết hợp (Hybrid). 1. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới (On grid) Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới (On Grid solar system) là hệ thống điện mặt trời đấu nối với lưới điện của Điện lực. Cấu tạo cơ bản của hệ thống điện mặt trời hòa lưới gồm các thành phần cơ bản sau: - Tấm pin năng lượng mặt trời; - Biến tần hòa lưới (inverter); - Công tơ 2 chiều. Hình 1: Hệ thống điện mặt trời hòa lưới (sưu tầm) Hệ thống điện mặt trời hòa lưới là hình thức lắp đặt phổ biến hiện nay, đặc biệt sau khi có cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/04/2020. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới có các thuận lợi như sau: Chi phí đầu tư ban đầu thấp nhất (so với các hình thức khác lắp đặt khác); không sử dụng pin lưu trữ hoặc ắc quy nên tuổi thọ hệ thống được lâu hơn và chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp; tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng điện hàng tháng; bán điện thừa cho Điện lực thông qua công tơ 2 chiều với giá bán ưu đãi; hỗ trợ Điện lực trong việc giảm truyền tải điện. Tuy nhiên, khi bị mất điện lưới thì hệ thống điện mặt trời sẽ ngắt, phụ tải sẽ không còn điện để sử dụng. Do vậy, hệ thống này phù hợp với các khách hàng đang sử dụng điện từ lưới điện của Điện lực. 2. Hệ thống điện mặt trời độc lập Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập (Off Grid solar system) là mô hình lắp đặt hệ thống điện mặt trời không kết nối với lưới điện của ngành Điện. Cấu tạo cơ bản của hệ thống gồm các thành phần cơ bản sau: - Tấm pin năng lượng mặt trời; - Inverter độc lập; - Bộ lưu trữ điện. Hình 2: Cấu tạo hệ thống điện mặt trời độc lập (sưu tầm) Hệ thống điện mặt trời độc lập không phụ thuộc vào tình trạng vận hành của lưới điện Điện lực, do vậy phụ tải sẽ luôn được cấp điện, ngay cả khi mất điện lưới. Tuy nhiên, hệ thống này sử dụng pin lưu trữ hoặc ắc quy để lưu trữ điện năng, nên chi phí đầu tư ban đầu cao và chi phí bảo dưỡng, bảo trì hàng năm của hệ thống lưu trữ lớn. Do vậy, hệ thống này phù hợp với khách hàng tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực không có lưới điện của Điện lực. 3. Hệ thống điện mặt trời kết hợp Hệ thống điện năng lượng mặt trời kết hợp (Hybrid solar system) là sự kết hợp giữa 2 giải pháp điện mặt trời hòa lưới và độc lập. Cấu tạo cơ bản của hệ thống gồm các thành phần cơ bản sau: - Tấm pin năng lượng mặt trời; - Inverter kết hợp (hybrid inverter); - Bộ lưu trữ điện; - Công tơ 2 chiều. Hình 3 Cấu tạo hệ thống điện mặt trời kết hợp (sưu tầm) Hệ thống điện mặt trời kết hợp sử dụng lưới điện từ Điện lực hoặc hệ thống lưu trữ (pin sạc, ắc quy) để cấp điện cho phụ tải. Trường hợp bình thường, phụ tải sẽ được cấp điện từ lưới điện Điện lực; trường hợp mất điện lưới, phụ tải sẽ được cấp điện từ hệ thống lưu trữ. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu sẽ lớn hơn so với hệ thống điện mặt trời hòa lưới. Do vậy, hệ thống này phù hợp với các khách hàng đang sử dụng điện từ lưới điện của Điện lực và có nhu cầu cấp điện liên tục 24/24. Chúng ta có thể tìm hiểu và mua sắm các thiết bị điện năng lượng mặt trời cho tất cả các hệ thống điện mặt trời ở trên.
Màn hình chơi game giá rẻ Philips Evnia 27M2N3200FQ trang bị tấm nền IPS, tần số quét 200 Hz với tốc độ phản hồi 0,3 ms. Evnia 27M2N3200FQ có kích thước 27 inch phổ biến cho chơi game và làm việc, sử dụng tấm nền IPS độ phân giải Full HD. Đây là model có tốc độ làm tươi 0,3 ms và tần số quét 200 Hz cao nhất tầm giá 3 triệu đồng. Một số mẫu 27 inch từ Asus, MSI, Samsung, LG có giá cao hơn nhưng tần số quét dưới 180 Hz. Sản phẩm đáp ứng tốt cho các trò chơi đòi hỏi tần số quét màn hinh cao như CS2 hay Valorant. Màn hình có độ phủ màu sRGB 115%, Adobe RGB 98%, DCI-P3 94% và hỗ trợ HDR10. Thiết bị cho khả năng hiển thị tốt, góc nhìn rộng, bên cạnh chơi game còn đáp ứng tốt cho giải trí. Thiết kế mặt trước màn hình không quá hầm hố với viền mỏng và cạnh dưới dày nên có thể sử dụng cho cả mục đích chơi game và văn phòng. Mặt lưng làm bằng nhựa với thiết kế bo cong vào giữa nhìn hài hoà hơn so với thiết kế làm mỏng mỏng ở phần trên và dồn linh kiện xuống dưới ở một số model giá rẻ. Phần lắp ngàm Vesa có nắp đậy thay vì để hở như thường thấy. Sản phẩm có khe giữ dây, giúp việc bố trí ở các không gian mở gọn gàng hơn. Là màn hình gaming, model này tích hợp nhiều tính năng tiện ích hỗ trợ game thủ như Adaptive Sync chống xé hình, Flicker Free giảm tình trạng màn hình bị nhấp nháy gây mỏi mắt. Tương tự các model cùng tầm giá, màn hình hỗ trợ hai cổng HDMI, một cổng Display Port. Tham khảo thêm một số màn hình cho máy tính
Saros Z70 của Roborock là robot hút bụi lau nhà đầu tiên trên thế giới trang bị tay cơ học 5 trục để gắp đồ vật, dọn nhà. Saros Z70 là mẫu robot hút bụi lau nhà cao cấp nhất của Roborock, được bán giá 37 triệu đồng. Cùng với L40 Ultra của Dreame, đây là hai sản phẩm đắt nhất trên thị trường hiện nay. Thiết kế dock sạc không khác biệt "đàn em" Saros 10R với kích thước nhỏ gọn, mặt trước được làm dạng gương dễ hòa nhập với không gian nội thất khác nhau. Tuy nhiên, lớp hoàn thiện bóng bẩy này dễ bám bụi và vân tay. Thiết kế hộp đựng nước sạch và bẩn dạng mô đun mở giúp thay nước nhanh và tiện hơn các đối thủ. Hai bình đựng nước có tổng dung tích 4,5 lít, khay đựng dung dịch rửa sàn 580 ml và túi rác 4 lít đủ sử dụng trong vòng ba tháng. Máy tự động điều chỉnh lượng dung dịch cần thiết cho mỗi lần hoạt động. Phần đế giặt giẻ có thêm tay gạt, bên cạnh bàn chà giúp làm sạch tốt hơn trước. Dock sạc cũng trang bị đầy đủ tính năng như vệ sinh dock bằng nước nóng, sấy khô bằng khí nóng, tự động đổ bụi và châm nước lau sàn. Phần giẻ lau có thể tự động tháo để robot hút bụi thảm, tránh giẻ làm bẩn đối với những tấm thảm dày. Dock sạc cũng tự nhận diện độ bẩn của giẻ để điều chỉnh chế độ làm sạch. Roborock vẫn sử dụng công nghệ StarSight 2.0, kết hợp giữa laser và cảm biến kép để tạo ra bản đồ 3D, ghi nhớ chính xác kích thước, vị trí vật thể trong nhà, cùng với cảm biến Lidar ToF 3D nhận diện đồ vật khác nhau để tránh ở một khoảng cách nhất định. Camera RGB tích hợp AI phát hiện các loại vết bẩn để điều chỉnh chu trình làm sạch phù hợp nhất. Saros Z70 là một trong những mẫu robot hút bụi lau nhà mỏng nhất hiện nay với 7,98 cm. Cánh tay robot được giấu trong khoang chứa ở mặt trên và chiếm 10% không gian của máy. Ngoài 108 đồ vật được lập trình sẵn để nhận diện như dòng 10R, người dùng Z70 có AI để thiết lập nhận diện thêm 50 vật thể khác nhằm cá nhân hóa trải nghiệm. Sản phẩm có lực hút 22.000 Aa cao nhất hiện nay, tương đương với các máy hút bụi cầm tay. Máy vẫn sử dụng giẻ lau dạng tròn, phần giẻ bên phải và chổi quét ở phía trên đều có khả năng vươn dài ra các góc cạnh. Hiện trên thị trường mới có Deebot X8 Pro Omni sử dụng giẻ dạng con lăn. Khả năng làm sạch của Saros Z70 còn được tăng cường nhờ giẻ lau tích hợp hệ thống cấp nước nóng tự động, giúp làm mềm các vết bẩn và làm sạch tốt hơn. Saros Z70 không dùng hệ thống chổi kép DuoDivide như trên Saros 10R mà trang bị chổi mới FreeFlow có thêm hai dao cắt, giúp cắt vụn tóc, hay dây bị hút vào. Việc này giúp thu gom rác vào dock sạc dễ dàng hơn. Tính năng AdaptiLift cho phép nâng hạ 3 bánh linh hoạt, robot tự động nâng hạ các bánh xe độc lập hoặc kết hợp tuỳ vào tác vụ dọn dẹp. Bên cạnh đó, các chổi chính, phụ và giẻ lau cũng có thể được nâng lên. Z70 vượt chướng ngại tốt hơn so với đàn em Saros 10R, khả năng nâng hạ cũng nhanh và mượt hơn, robot không cần dừng lại để điều chỉnh nâng hạ. Tính năng thú vị nhất của sản phẩm là cánh tay cơ học 5 trục OmmiGrip hoạt động linh hoạt. Khi phát hiện vật cản như tất, khăn, dép, robot sẽ dừng lại và dùng cánh tay nâng đồ vật lên để tiếp tục dọn dẹp. Người dùng còn có thể thiết lập robot nhận diện một số đồ vật như rác, giày dép để Saros Z70 đặt vào các vị trí quy định. Khi thiết lập tìm kiếm đồ vật thất lạc, Saros Z70 trong lúc dọn dẹp nếu nhận thấy vật cần tìm sẽ dùng OmmiGrip để lấy vật thể ra. Ngoài camera trang bị trên thân máy, đầu cánh tay robot cũng tích hợp camera. Nhờ đó, thiết bị có thể nhận diện chính xác vật thể và vị trí để tiến hành gắp. Trên OmmiGrip có cảm biến trọng lượng để tránh nâng vật vượt quá giới hạn 300 g. Bên cạnh khả năng tự hoạt động, người dùng có thể điều khiển cánh tay robot theo cách thủ công qua ứng dụng trên smartphone. Hiện Roborock đã hỗ trợ điều khiển thiết bị bằng giọng nói và trên cả Apple Watch. Trải nghiệm thực tế Z70 nhận diện vật thể tốt, tuỳ vật thể như khăn, tất hay dép, robot sẽ di chuyển đến vị trí tối ưu để gắp. Dù vậy thao tác gắp vẫn còn chậm hơn mong đợi.