Chính phủ Anh công bố tài trợ 3,5 triệu bảng Anh (hơn 100 tỉ đồng) cho dự án phát triển công cụ số hỗ trợ nuôi trồng thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đại sứ Anh tại Việt Nam Iain Frew (giữa) và các nhà khoa học Đại học Stirling, một trong những trường hàng đầu tại Anh về nghiên cứu trong ngành thủy sản - Ảnh: BEVN Tin từ Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, dự án sẽ do Đại học Stirling (Vương quốc Anh) thực hiện, hướng đến giải quyết các thách thức về ô nhiễm, dịch bệnh và biến đổi khí hậu đang đe dọa ngành thủy sản của khu vực này. Thông tin được công bố trong chuyến thăm chính thức Viện Nuôi trồng thủy sản Đại học Stirling của Đại sứ Anh tại Việt Nam Iain Frew. Tại buổi làm việc, ông Frew đã thảo luận với lãnh đạo và các nhà khoa học của trường về hợp tác lâu dài trong nghiên cứu nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. Theo ông Frew, các nghiên cứu của Đại học Stirling đã đóng góp tích cực cho sinh kế của người dân vùng sông Mekong trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt trong việc phòng chống dịch bệnh cá tra và chống kháng thuốc. “Khoản tài trợ từ Chính phủ Anh sẽ giúp đẩy mạnh dự án AquaSoS, phát triển các công cụ số để đối phó với những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, đồng thời hỗ trợ Việt Nam xây dựng hệ thống lương thực bền vững và có khả năng chống chịu tốt hơn”, ông nói. Dự án AquaSoS do giáo sư Simon MacKenzie, trưởng khoa nuôi trồng thủy sản của Đại học Stirling, phụ trách. Dựa trên dữ liệu từ vệ tinh, cảm biến và các phòng thí nghiệm, dự án sẽ cho ra đời một nền tảng kỹ thuật số nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học và doanh nghiệp ngành thủy sản trong cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Giáo sư MacKenzie cho biết Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có sản lượng thủy sản lớn nhưng cũng là vùng chịu tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh. “Những thay đổi này làm suy giảm đa dạng sinh học, đe dọa an ninh lương thực và nguồn nước, đặc biệt nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. AquaSoS sẽ góp phần giải quyết trực tiếp các thách thức này”, ông nói. Đây là một trong bốn dự án thuộc sáng kiến trị giá 12 triệu bảng Anh của Chính phủ Anh nhằm hỗ trợ các nước Đông Nam Á phát triển ngành thủy sản bền vững, tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực cho người dân. TRỌNG NHÂN. ( nguồn tuoitre.vn)
Có nên lắp điện năng lượng mặt trời cho gia đình? Điện năng lượng mặt trời ngày càng được nhiều người quan tâm bởi những cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước trong năm 2023 vừa qua. Tuy nhiên, do chi phí ban đầu còn khá cao và những lo ngại về hiệu quả thực tế hệ thống mang lại mà nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc có nên lắp điện năng lượng mặt trời cho gia đình hay không. Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc cùng theo dõi trong bài viết sau. Có nên lắp điện năng lượng mặt trời cho gia đình không? Câu trả lời là CÓ. Vì hệ thống điện mặt trời ngày nay có mức giá rất tốt, công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến giúp hiệu suất và tuổi thọ tấm pin càng được nâng cao. Cùng với đó là rất nhiều lợi ích to lớn mà hệ thống điện mặt trời mang lại. Điều này cho thấy việc lắp đặt điện năng lượng mặt trời cho gia đình là hoàn toàn có lợi và chủ nhà nên sớm đầu tư. Chi phí lắp điện mặt trời ngày càng rẻ Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và những ứng dụng trong sản xuất điện mặt trời đã giúp cho chi phí sản xuất các trang thiết bị điện mặt trời rẻ đi đáng kể. Chính vì vậy mà chi phí tổng thể để lắp đặt hệ thống điện mặt trời cũng sẽ rẻ hơn. Điều này giúp nhiều người có thể tiếp cận và sử dụng hệ thống điện mặt trời cho ngôi nhà của mình. Hiệu suất và tuổi thọ tấm pin ngày càng cải thiện Việc phát triển các tấm pin mặt trời đã trải qua hàng thập kỷ, do đó công nghệ sản xuất các tấm pin ngày càng hiện đại hơn. Điều này mang đến hiệu suất và tuổi thọ cao hơn cho các tấm pin mặt trời. Chẳng hạn như tấm pin SU-02 có hiệu suất 21.45% và tuổi thọ 25-30 năm, trong khi đó tấm pin thế hệ mới SU-03 có hiệu suất đạt 22.5% và tuổi thọ tăng ~ 20%. Với hiệu suất và tuổi thọ gia tăng, số lượng tấm pin cần dùng sẽ ít đi, sản lượng điện tạo ra lớn hơn, giúp chủ đầu tư nhanh hoàn vốn và gia tăng lợi nhuận. Tiết kiệm tiền điện hàng tháng Sử dụng điện năng lượng mặt trời thay thế cho điện lưới là một hình thức tiết kiệm tiền điện hàng tháng hiệu quả cho các hộ gia đình, đặc biệt là những gia đình có mức tiêu thụ điện năng lớn. Bởi giá điện tăng theo bậc và giá điện vào giờ cao điểm cũng cao hơn giờ thấp điểm nên việc lắp đặt điện mặt trời càng phát huy tính tiết kiệm. Do đó, nếu lắp đặt hệ thống càng lớn thì sản lượng điện mặt trời tạo ra càng nhiều, điện lưới sử dụng sẽ ít đi và chi phí tiền điện bạn phải trả cho EVN cũng giảm đáng kể. Chủ động về nguồn điện, không lo bị cắt điện lưới Đối với hệ thống điện mặt trời có lưu trữ hoặc hệ thống độc lập thì người dùng sẽ không phải lo về việc cắt điện lưới. Do hai hệ thống này được tích hợp pin/ắc quy lưu trữ, nên khi mất điện điện lưu trữ trong pin/ắc quy sẽ được đem ra và sử dụng, giúp cung cấp nguồn điện ổn định, không làm gián đoạn quá trình hoạt động của các thiết bị điện. Chỉ tốn chi phí ban đầu, không tốn chi phí vận hành Hệ thống điện mặt trời tuy có chi phí đầu tư ban đầu không rẻ, nhưng hệ thống có ưu điểm là tuổi thọ lâu dài, tự động vận hành mà không tốn thêm bất kỳ khoản chi phí nào nữa. Đối với một hệ thống điện mặt trời, các tấm pin có tuổi thọ lên đến 20-30 năm, bằng với tuổi thọ của hệ thống nên hầu như không phải thay thế trong suốt vòng đời của hệ thống. Còn đối với biến tần và bộ lưu điện, tuổi thọ thường từ 5 năm đến hơn 10 năm tùy vào từng loại thiết bị. Hệ thống hoạt động ổn định, ít phải sửa chữa Hệ thống là một công nghệ lớn, đã được nhiều quốc gia phát triển trong thời gian dài nên được thiết kế tối ưu, ít khi xảy ra trục trặc. Bên cạnh đó, hệ thống điện mặt trời hoạt động hoàn toàn yên tĩnh, không sử dụng động cơ nên không gây hao mòn và ít phải thay thế. Điều này khác hoàn toàn với các loại máy phát điện chạy bằng xăng dầu trên thị trường không chỉ gây tiếng ồn mà còn phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng sau một thời gian không sử dụng. Nhà nước ngày càng có nhiều chính sách ưu đãi Tình trạng thiếu điện xảy ra trong những năm gần đây đã thúc đẩy nhà nước đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích các hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời, chẳng hạn như: - Hệ thống điện mặt trời áp mái có kết nối với điện lưới quốc gia Không phải thực hiện thỏa thuận đấu nối. - Cá nhân, tổ chức đầu tư vào điện mặt trời áp mái được hưởng những chính sách ưu đãi thuế, phí, lệ phí theo quy định pháp luật… Góp phần bảo vệ môi trường Hệ thống điện năng lượng mặt trời trực tiếp hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển đổi thành điện năng, không phát thải bất kỳ lượng khí CO2 nào nên không gây ô nhiễm môi trường. Giúp bảo vệ môi trường sống cho thế hệ hiện tại và tương lai. Chi phí lắp điện mặt trời gia đình bao nhiêu? Chi phí lắp điện mặt trời cho gia đình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: công suất lắp đặt, các thiết bị sử dụng trong hệ thống điện mặt trời và chi phí thi công. Do đó, tùy vào nhu cầu sử dụng điện và các trang thiết bị bạn lựa chọn mà chi phí lắp đặt điện mặt trời sẽ khác nhau. Tuy nhiên, giá thành cho một hệ thống điện mặt trời hiện nay sẽ dao động khoảng 11 đến 15 triệu cho 1Kwp đối với hệ thống hòa lưới thông thường. Còn đối với hệ thống hòa lưới có lưu trữ, chi phí lắp đặt sẽ cao hơn do tích hợp các bộ lưu điện để sử dụng vào ban đêm hoặc khi mất điện. Chi phí lắp đặt cho mỗi Kwp đối với hệ thống này là khoảng 20 đến 25 triệu đồng. Vì vậy, nếu hệ thống có công suất 3Kwp thì chi phí lắp đặt sẽ là 80-90 triệu, còn hệ thống có công suất 5 - 10Kwp thì chi phí sẽ dao động từ 100 đến 250 triệu đồng. Tuy nhiên, do chi phí lắp đặt phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên để biết chính xác mức kinh phí đầu tư, bạn nên tìm đến các công ty điện mặt trời để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất. Hộ gia đình nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời bao nhiêu Kwp? Việc lựa chọn công suất điện mặt trời cần lắp sẽ phụ thuộc vào mức tiêu thụ điện năng hàng tháng của hộ gia đình. Từ số điện hàng tháng, bạn có thể tính số điện tiêu thụ mỗi ngày và chọn được công suất điện mặt trời phù hợp. Ví dụ, một hộ gia đình có mức tiêu thụ điện 1 tháng là 400 số thì một ngày sẽ tiêu thụ khoảng 13 số điện. Khi đó, bạn sẽ cần lắp hệ thống điện mặt trời có công suất 3Kwp. Vì cứ mỗi 1Kwp điện mặt trời sẽ sản xuất được 4 đến 5 số điện 1 ngày. Khi đó, hệ thống 3Kwp có thể tạo ra từ 12 đến 15 số điện 1 ngày, đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của hộ gia đình này. Đối với các hộ gia đình, hóa đơn tiền điện thường dao động khoảng trên dưới 2 triệu/tháng. - Nếu hóa đơn tiền điện < 2 triệu/tháng thì bạn nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời có công suất khoảng 5Kwp. - Nếu hóa đơn tiền điện > 2 triệu/tháng thì bạn nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất cao hơn, từ 5 - 10Kwp.
Mặt trời chính là một nguồn năng lượng sạch và bền vững, có thể cung cấp năng lượng cho toàn bộ trái đất sử dụng trong nhiều năm. Mặc dù chúng ta chỉ thu thập được một phần nhỏ năng lượng này nhưng việc khai thác nguồn năng lượng mặt trời sẽ tạo nên điều khác biệt rất lớn đến hành tinh. Năng lượng mặt trời hiện đã được chứng minh là cực kỳ có lợi, không chỉ đối với môi trường mà còn đối với nền kinh tế. Giảm áp lực lên các công trình điện, mặt khác cũng là giảm gánh nặng cho Quốc gia. Công nghệ đã được cải tiến mạnh mẽ trong những năm qua đã giúp điện mặt trời hay năng lượng mặt trời hiệu quả hơn khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích khi sử dụng nguồn năng lượng xanh này nhé! Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng xanh và bền vững. 1. Đây là nguồn năng lượng tái tạo Năng lượng mặt trời thật sự là nguồn năng lượng tái tạo bền vững. Chúng ta có thể khai thác năng lượng này ở bất kỳ đâu trên thế giới vì chúng luôn có sẵn mỗi ngày. Chúng ta không thể sử dụng hết năng lượng mặt trời, không như như một số nguồn năng lượng hóa thạch khác. Nguồn năng lượng này được dự đoán có thể cung cấp cho chúng ta trong ít nhất trong 5 tỷ năm nên có thể được sử dụng lâu dài với điều kiện là có ánh sáng mặt trời. 2. Năng lượng mặt trời góp phần tạo nên một tương lai bền vững Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng xanh và sạch bên cạnh những nguồn năng lượng khác như gió hay sóng biển. Đây là giải pháp năng lượng tuyệt vời để giảm lượng khí thải carbon trên trái đất. Năng lượng mặt trời không giải phóng bất kỳ khí thải nhà kính nào và nó hoàn toàn không sử dụng các nguồn tài nguyên khác. Vậy nên chúng an toàn hơn với môi trường. Năng lượng này là tự cung tự cấp và việc lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà thì cũng rất an toàn và dễ dàng. Năng lượng mặt trời – kiến tạo tương lai. 3. Giảm hóa đơn điện hàng tháng Với nhiều thiết bị có thể sử dụng năng lượng mặt trời nên nhờ đó mà hóa đơn tiền điện được giảm thiểu khá nhiều. Việc tiết kiệm được bao nhiêu tiền điện cho hóa đơn sẽ phụ thuộc vào quy mô của hệ thống năng lượng mặt trời và việc sử dụng điện của bạn. 4. Ứng dụng đa dạng Năng lượng mặt trời có thể được sử dụng đa dạng trong nhiều mục đích khác nhau. Bạn có thể tạo ra điện (quang điện) hoặc nhiệt (nhiệt mặt trời). Năng lượng mặt trời có thể được sử dụng để sản xuất điện ở những khu vực không có lưới điện, để chưng cất nước ở những vùng có nguồn cung cấp nước sạch hạn chế và cung cấp năng lượng cho các vệ tinh trong không gian. Trong các tòa nhà, nhiều thiết bị cũng có thể được tích hợp năng lượng mặt trời, điều này sẽ rất thuận tiện. 5. Chi phí bảo trì và vận hành thấp hơn Sẽ không cần phải bảo trì nhiều và thường xuyên khi sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời. Bạn chỉ cần giữ chúng tương đối sạch sẽ, vì vậy, việc vệ sinh hệ thống một vài lần mỗi năm là đã hoạt động tốt. Hầu hết các nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời đáng tin cậy cung cấp bảo hành trên 20 năm. Ngoài ra, vì không có bộ phận chuyển động, dây dẫn nên các thiết bị sẽ không bị hao mòn. Inverter là bộ phận duy nhất cần được thay đổi sau 5 - 10 năm vì nó liên tục hoạt động để chuyển đổi quang năng thành điện năng và nhiệt. Ngoài bộ inverter, các dây cáp cũng cần được bảo trì để đảm bảo hệ thống điện mặt trời của bạn chạy ở hiệu suất tối đa và an toàn nhất. 6. Phát triển công nghệ Công nghệ trong ngành điện mặt trời không ngừng phát triển và những cải tiến sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn trong tương lai. Chúng ta có thể làm tăng hiệu quả của những tấm pin mặt trời lên gấp 2 hay 3 lần nhờ có những đổi mới trong vật lý lượng tử và công nghệ nano. 7. Năng lượng mặt trời ít gây mất điện hơn Điện cần được vận chuyển từ các nhà máy điện lớn đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua mạng lưới rộng khắp cả nước. Truyền điện đi đường dài tổn thất điện năng khá lớn. Để làm tăng hiệu quả sử dụng điện, có thể lắp đặt nhiều tấm pin trên mái nhà trong khoảng cách ngắn tùy thuộc vào diện tích mái và quy mô. Thêm vào đó, hệ thống điện năng lượng mặt trời có độ bền cao, do đó giảm nguy cơ gián đoạn sử dụng điện.
Chắc hẳn bạn đang băn khoăn không biết năng lượng mặt trời là gì? Đây là một nguồn năng lượng sạch, vô cùng quý giá cho sự sống của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Việc tận dụng nguồn năng lượng này không gây tác động xấu đến môi trường. Do đó, các nhà khoa học đang không ngừng đẩy mạnh khai thác tiềm năng. Hãy cùng Sơn Hà đi đến cuối bài viết này để tìm hiểu cụ thể hơn về năng lượng mặt trời và những lợi ích mà nó mang lại, qua 8 băn khoăn phổ biến dưới đây! 1. Năng lượng mặt trời là gì? Năng lượng mặt trời (thuật ngữ tiếng Anh là Solar energy) là năng lượng bức xạ được tạo ra nhờ mặt trời. Đây là nguồn năng lượng được khám phá, khai thác và tận dụng đầu tiên trên trái đất, trước cả khi con người tạo ra lửa. Năng lượng mặt trời cùng với các nguồn tài nguồn thứ cấp như sức gió, sức nước, sinh khối,...đóng góp phần lớn trong quá trình tạo nên nguồn năng lượng tái tạo. Đây được coi là nguồn năng lượng thiết yếu cho sự sống của con người. 2. Ưu, nhược điểm của năng lượng mặt trời là gì? Nguồn năng lượng này tồn tại song hành cả ưu, nhược điểm tác động đến hoạt động khai thác của con người: 2.1. Ưu điểm của năng lượng mặt trời Năng lượng mặt trời có nhiều ưu điểm mà con người có thể tận dụng Đây là nguồn năng lượng tái tạo không bị cạn kiệt, có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của tất cả mọi người đến hàng nghìn năm sau. Có thể sử dụng ở bất cứ đâu có ánh nắng mặt trời chiếu sáng. Thân thiện với môi trường khi đảm bảo không thải ra các chất gây ô nhiễm. Hiệu quả sử dụng cao với chi phí đầu vào thấp. Có thể ứng dụng rộng rãi đối với các điểm mù tại nhiều quốc gia khác nhau. Ngày càng tiết kiệm chi phí và tối ưu công suất nhờ vào sự phát triển hàng ngày của công nghệ sản xuất. 2.2. Nhược điểm của năng lượng mặt trời Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, nguồn năng lượng này cũng có nhiều nhược điểm, gây trở ngại cho việc sử dụng, chẳng hạn như: Chi phí dùng cho lắp đặt hệ thống không hề rẻ. Không thể sử dụng vào những lúc không có ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng yếu, ban đêm hoặc những lúc trời mưa bão. Có thể sử dụng nguồn năng lượng dự trữ để thay thế nhưng không duy trì được lâu. Nguyên liệu sản xuất đắt đỏ và quý hiếm dẫn đến chi phí sản xuất lớn. Mật độ năng lượng khá thấp nên cần đến tấm năng lượng mặt trời lớn để phục vụ sử dụng. 3. Năng lượng mặt trời thuộc dạng tài nguyên nào? Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch thuộc dạng tài nguyên vô tận, có khả năng tái tạo, không lo cạn kiệt. Theo nghiên cứu, bức xạ tỏa ra từ mặt trời sẽ được phát ra đều đặn, liên tục mà không bị gián đoạn đến khoảng 6 tỷ năm tới. Trong tương lai, nguồn năng lượng này được kỳ vọng cao và đầu tư phát triển trở thành nguồn năng lượng hy vọng của tương lai. 4. Năng lượng mặt trời dùng để làm gì? Năng lượng mặt trời thật sự quan trọng trong quá trình tồn tại và sinh trưởng của các sinh vật trên trái đất. Chẳng hạn như thực vật sử dụng nguồn ánh sáng để quang hợp và chiếu sáng, nguồn nhiệt từ mặt trời để sưởi ấm và làm nóng nước. Con người có linh hoạt và sáng tạo hơn nên có thể tận dụng năng lượng mặt trời để chế tạo hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời, hệ thống máy sưởi, hệ thống lọc nước năng lượng mặt trời giúp chuyển đổi nước lợ hay nước mặn thành nước ngọt uống được. Không chỉ vậy, nguồn năng lượng này có thể chuyển đổi dùng trong đun nấu, khử trùng hoặc nghiên cứu phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời. 5. Năng lượng mặt trời có những tiềm năng gì tại Việt Nam? Việt nam có tiềm năng rất lớn trong khai thác năng lượng mặt trời khi miền Nam và miền Trung có nắng nóng thường xuyên với cường độ chiếu sáng cao trung bình khoảng 5kWh mỗi mét vuông. Miền Bắc thì chủ yếu là nắng nóng nhẹ nên cường độ thấp hơn, chỉ khoảng 4 kWh 1 mét vuông. Ngoài ra, năng lượng mặt trời rất tiềm năng khi ứng dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam. 6. Phương pháp khai thác nguồn năng lượng mặt trời Điện mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo sạch, lớn nhất, đáng tin cậy mà con người có tận dụng khai thác thoải mái mà không lo cạn kiệt. Có hai phương pháp khai thác năng lượng mặt trời dạng điện năng chủ yếu là phương pháp chủ động và bị động. Phương pháp thụ động áp dụng cơ chế thu giữ nhiệt trong cấu trúc nguyên vật liệu từ các công trình xây dựng. Đây là phương pháp đã được phát triển từ lâu đời. Phương pháp chủ động có khả năng thu nạp nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời nhờ các thiết bị chuyên dụng. Nguồn điện năng lượng mặt trời sau đó sẽ được phân phối bằng máy bơm hoặc hệ thống quạt. Phương pháp này mới được đưa vào sử dụng từ thế kỷ 20. 7. Năng lượng mặt trời có lợi ích gì? Năng lượng mặt trời được quan tâm và đầu tư nghiên cứu thường xuyên nhờ những lợi ích to lớn có khả năng đem đến nếu như được khai thác đúng cách và triệt để. Hiện nay, cả thế giới đang tập trung vào nền công nghiệp 4.0 và AI đang được ứng dụng trực tiếp nguồn năng lượng mặt trời, đồng thời có thể phục vụ lâu dài. Năng lượng mặt trời ít góp phần giảm ô nhiễm môi trường khí không thải ra các chất độc hại ra môi trường, không ảnh hưởng đến nguồn nước. Không chỉ vậy, năng lượng mặt trời không phải bảo dưỡng nhiều giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ô nhiễm tiếng ồn. Ngoài ra, nguồn năng lượng này có thể sử dụng ở khắp mọi nơi có ánh nắng mặt trời. Chúng ta có thể tích trữ điện vào ban ngày có ánh nắng để sử dụng vào những lúc cần thiết khác làm giảm tiêu hao công suất phát điện. 8. Năng lượng mặt trời ở Việt Nam được ứng dụng như thế nào? Năng lượng mặt trời được khai thác ứng dụng chủ yếu dưới 2 dạng chính. Mỗi hình thức sẽ đáp ứng nhu cầu riêng của con người. Ứng dụng đầu tiên là điện năng lượng mặt trời - dạng chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời thành nguồn điện năng phục vụ cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất. Nguồn năng lượng này được kỳ vọng sẽ thay thế cho nguồn điện lưới mà con người vẫn đang sử dụng phần lớn hiện nay. Một hình thức ứng dụng khác là năng lượng nhiệt mặt trời. Đây là hoạt động chuyển đổi bức xạ mặt trời thành dạng năng lượng nhiệt. Nhiệt năng được tích hợp để đun nước hoặc dùng cho hệ thống sưởi để sinh hơi quay cho tuabin điện và dùng chủ yếu trong sản xuất lò sưởi. Việt Nam được tạo hóa ưu ái cho vị trí địa lý có nguồn năng lượng mặt trời rất lớn. Theo đánh giá của các nhà khoa học nước ta, nếu khai thác tốt tiềm năng của điện mặt trời sẽ đóng góp rất lớn vào dự án điện khí hóa nông thôn. Năng lượng mặt trời có thể được đưa vào sử dụng tại các địa phương chưa có lưới điện quốc gia, cung cấp điện cho các hộ dân. Không chỉ vậy, năng lượng mặt trời có thể được dùng trong các lĩnh vực nhiệt, đun nấu. Năng lượng này được sử dụng để đun nóng nước và đưa vào các loại bình đun nước tại nhiều tỉnh, thành phố. Hình thức chuyển đổi được áp dụng phổ biến và rộng rãi nhất là máy nước nóng năng lượng trời. Dòng sản phẩm tiêu biểu là thái dương năng Sơn Hà với nhiều chủng loại đa dạng như thái dương năng ống dầu, ống chân không, tấm phẳng,... ngày càng được ưa chuộng hiện nay. Máy nước nóng năng lượng mặt trời thái dương năng tận dụng bức xạ từ ánh sáng mặt trời để đun nóng nước phục vụ sinh hoạt mà không cần dùng đến điện.