CMT247 - Năng lượng tái tạo - Camera - PC Gaming - Laptop cũ - Thiết bị công nghệ

Video Demo Cách Đăng Ký Tài Khoản App IMOU Bằng SĐT
10 Apr2025
Video Demo, Hướng Dẫn Cách Đăng Ký & Chia Sẻ Tài Khoản Bằng SĐT DĐ Trên App IMOU
10 Apr2025

Video Demo, Hướng Dẫn Cách Đăng Ký & Chia Sẻ Tài Khoản Bằng SĐT DĐ Trên App IMOU

Mua camera Imou để sử dụng vui lòng  nhấn vào đây

5 lưu ý khi sử dụng chế độ hút ẩm trên điều hòa
10 Apr2025

5 lưu ý khi sử dụng chế độ hút ẩm trên điều hòa

Hầu hết điều hòa đều có chế độ hút ẩm nhưng cần lưu ý đóng kín cửa phòng, chuẩn bị phương án giữ ấm cơ thể hay kiểm tra hệ thống ống thoát. 1Chế độ hút ẩm điều hòa là gì? Định nghĩa Chế độ hút ẩm điều hòa hay còn gọi chế độ làm khô (Dry) có chức năng giúp làm giảm độ ẩm trong phòng và gián tiếp hạ nhiệt độ không khí làm cho căn phòng trở nên khô ráo, thoáng mát hơn. Chế độ này thường được kí hiệu bằng biểu tượng "Giọt nước" hoặc chữ "Dry" trên remote. Chế độ hút ẩm là chế độ làm khô giúp giảm độ ẩm trong không khí Cơ chế hoạt động Khi kích hoạt chế độ hút ẩm này, điều hòa sẽ chạy quạt ở tốc độ thấp và hút không khí ẩm trong phòng vào dàn lạnh. Hơi ẩm trong không khí gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành nước, bám lại trên dàn lạnh và được dẫn ra ngoài theo ống thoát nước. Để tránh hiện tượng lạnh buốt, điều hòa sẽ làm nóng nhẹ luồng không khí đã được hút ẩm trước khi thổi trở lại phòng. Chu trình làm khô không khí sẽ được xoay vòng liên tục để duy trì độ ẩm ở mức 60%, tạo cảm giác khô ráo và thoải mái cho người sử dụng. Cơ chế hoạt động của chế độ hút ẩm trên điều hòa 2Ưu, nhược điểm chế độ hút ẩm điều hòa Ưu điểm Giảm độ ẩm, cải thiện chất lượng không khí, mang lại cảm giác dễ chịu: Loại bỏ hiệu quả hơi ẩm dư thừa trong không khí, ngăn ngừa nấm mốc, vi khuẩn, giảm thiểu mùi hôi do ẩm mốc, bảo vệ sức khỏe gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Tiết kiệm điện năng: So với việc sử dụng chế độ làm lạnh thông thường, chế độ hút ẩm có thể tiết kiệm điện hơn trong một số trường hợp, đặc biệt là khi độ ẩm tăng cao. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng cách để tối ưu hiệu quả tiết kiệm điện. Bảo vệ đồ dùng trong nhà: Bảo vệ đồ nội thất, quần áo, sách vở,... tránh bị hư hỏng do ẩm mốc. Bảo vệ sức khỏe người già và trẻ nhỏ: Chế độ hút ẩm giúp điều hòa không khí mà không làm lạnh sâu, phù hợp với người lớn tuổi, trẻ nhỏ, người có sức khỏe yếu hay nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Chế độ hút ẩm của điều hòa phù hợp với các gia đình có người già và trẻ nhỏ Nhược điểm Sử dụng chế độ hút ẩm trong thời gian dài có thể khiến không khí trở nên quá khô, gây khô da, nứt nẻ môi, khó chịu cho người sử dụng, đặc biệt là với người có làn da nhạy cảm. Sử dụng chế độ hút ẩm khi không cần thiết hoặc trong môi trường hanh khô, ít độ ẩm sẽ dẫn đến lãng phí điện năng. Sử dụng chế độ hút ẩm quá nhiều dễ làm da bị khô, nứt nẻ và mất nước 3Cách bật chế độ hút ẩm trên điều hòa Ví dụ cách bật chế độ hút ẩm điều hoà Nagakawa Bước 1: Nhấn nút ON/OFF trên điều khiển từ xa để khởi động điều hoà Nagakawa Bước 2: Chọn chế độ Dry Đối với điều khiển có nút MODE: Nhấn nút MODE liên tục cho đến khi trên màn hình hiển thị chế độ "Dry" với biểu tượng giọt nước. Đối với điều khiển có nút Dry riêng: Nhấn trực tiếp nút "Dry" để kích hoạt chế độ hút ẩm. Khi muốn tắt chế độ Dry, bạn nhấn nút MODE để chuyển sang chế độ khác hoặc nhấn nút OFF để tắt điều hòa. Với các điều hòa khác bạn cũng thực hiện các bước tương tự. 4Chế độ hút ẩm điều hòa có tiết kiệm điện không? Khi độ ẩm trong phòng cao, chế độ hút ẩm hoạt động hiệu quả, nhanh chóng loại bỏ hơi ẩm dư thừa, giúp bạn cảm thấy mát mẻ mà không cần hạ nhiệt độ quá thấp, từ đó tiết kiệm điện hơn so với chế độ làm lạnh (Cool) thông thường. Hoặc khi bạn sử dụng chế độ này trong không gian nhỏ, kín, hiệu quả hút ẩm diễn ra nhanh hơn, giảm thời gian hoạt động của điều hòa nên cũng tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, khi độ ẩm không khí đã thấp, việc sử dụng chế độ hút ẩm là không cần thiết, thậm chí còn gây lãng phí điện năng. Nếu bạn ở trong một không gian rộng, việc hút ẩm sẽ mất nhiều thời gian hơn, khiến điều hòa phải hoạt động liên tục, tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Chế độ hút ẩm của điều hòa có khả năng tiết kiệm điện hiệu quả trong một số trường hợp 5Có nên thường xuyên sử dụng chế độ hút ẩm điều hòa không? Nên sử dụng chế độ hút ẩm khi: Thời tiết nồm ẩm: Đây là lúc chế độ hút ẩm phát huy tối đa hiệu quả, giúp không gian sống khô ráo, thoáng mát, hạn chế nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Phòng kín, ít sử dụng: Chế độ hút ẩm giúp bảo vệ đồ đạc, tránh ẩm mốc hiệu quả cho những căn phòng ít sử dụng, độ ẩm cao. Gia đình có trẻ nhỏ, người lớn tuổi. Điều hoà Nagakawa nhập khẩu Thái Lan giá cực tốt, xài cực bền bỉ Không nên lạm dụng chế độ hút ẩm khi: Thời tiết khô hanh: Sử dụng chế độ hút ẩm khi trời hanh khô sẽ khiến không khí càng thêm khô, gây khó chịu, khô da, nứt nẻ môi. Sử dụng liên tục trong thời gian dài: Gây lãng phí điện năng và có thể ảnh hưởng đến độ bền của máy. Người bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn: Không khí quá khô có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

TỔNG QUAN VỀ CÁC HÌNH THỨC LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI
10 Apr2025

TỔNG QUAN VỀ CÁC HÌNH THỨC LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI

Hệ thống điện mặt trời là hệ thống có tác dụng biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp thành năng lượng điện thông qua các tấm pin quang điện. Dòng điện một chiều từ các tấm pin quang điện thông qua bộ chuyển đổi điện DC-AC (thiết bị inverter) sẽ chuyển dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều để đấu nối vào lưới điện, cấp điện cho phụ tải.   Hiện nay, có 03 hình thức lắp đặt hệ thống điện mặt trời bao gồm: Hệ thống điện mặt trời hòa lưới (On Grid), hệ thống điện mặt trời độc lập (Off Grid) và hệ thống điện mặt trời kết hợp (Hybrid). 1. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới (On grid) Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới (On Grid solar system) là hệ thống điện mặt trời đấu nối với lưới điện của Điện lực. Cấu tạo cơ bản của hệ thống điện mặt trời hòa lưới gồm các thành phần cơ bản sau: - Tấm pin năng lượng mặt trời; - Biến tần hòa lưới (inverter); - Công tơ 2 chiều. Hình 1: Hệ thống điện mặt trời hòa lưới (sưu tầm) Hệ thống điện mặt trời hòa lưới là hình thức lắp đặt phổ biến hiện nay, đặc biệt sau khi có cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/04/2020. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới có các thuận lợi như sau: Chi phí đầu tư ban đầu thấp nhất (so với các hình thức khác lắp đặt khác); không sử dụng pin lưu trữ hoặc ắc quy nên tuổi thọ hệ thống được lâu hơn và chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp; tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng điện hàng tháng; bán điện thừa cho Điện lực thông qua công tơ 2 chiều với giá bán ưu đãi; hỗ trợ Điện lực trong việc giảm truyền tải điện. Tuy nhiên, khi bị mất điện lưới thì hệ thống điện mặt trời sẽ ngắt, phụ tải sẽ không còn điện để sử dụng. Do vậy, hệ thống này phù hợp với các khách hàng đang sử dụng điện từ lưới điện của Điện lực. 2. Hệ thống điện mặt trời độc lập Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập (Off Grid solar system) là mô hình lắp đặt hệ thống điện mặt trời không kết nối với lưới điện của ngành Điện. Cấu tạo cơ bản của hệ thống gồm các thành phần cơ bản sau: - Tấm pin năng lượng mặt trời; - Inverter độc lập; - Bộ lưu trữ điện. Hình 2: Cấu tạo hệ thống điện mặt trời độc lập (sưu tầm) Hệ thống điện mặt trời độc lập không phụ thuộc vào tình trạng vận hành của lưới điện Điện lực, do vậy phụ tải sẽ luôn được cấp điện, ngay cả khi mất điện lưới. Tuy nhiên, hệ thống này sử dụng pin lưu trữ hoặc ắc quy để lưu trữ điện năng, nên chi phí đầu tư ban đầu cao và chi phí bảo dưỡng, bảo trì hàng năm của hệ thống lưu trữ lớn. Do vậy, hệ thống này phù hợp với khách hàng tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực không có lưới điện của Điện lực. 3. Hệ thống điện mặt trời kết hợp Hệ thống điện năng lượng mặt trời kết hợp (Hybrid solar system) là sự kết hợp giữa 2 giải pháp điện mặt trời hòa lưới và độc lập. Cấu tạo cơ bản của hệ thống gồm các thành phần cơ bản sau: - Tấm pin năng lượng mặt trời; - Inverter kết hợp (hybrid inverter); - Bộ lưu trữ điện; - Công tơ 2 chiều. Hình 3 Cấu tạo hệ thống điện mặt trời kết hợp (sưu tầm) Hệ thống điện mặt trời kết hợp sử dụng lưới điện từ Điện lực hoặc hệ thống lưu trữ (pin sạc, ắc quy) để cấp điện cho phụ tải. Trường hợp bình thường, phụ tải sẽ được cấp điện từ lưới điện Điện lực; trường hợp mất điện lưới, phụ tải sẽ được cấp điện từ hệ thống lưu trữ. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu sẽ lớn hơn so với hệ thống điện mặt trời hòa lưới. Do vậy, hệ thống này phù hợp với các khách hàng đang sử dụng điện từ lưới điện của Điện lực và có nhu cầu cấp điện liên tục 24/24. Chúng ta có thể tìm hiểu và mua sắm các thiết bị điện năng lượng mặt trời cho tất cả các hệ thống điện mặt trời ở trên.

Miễn phí vận chuyển

với đơn hàng trên 1 triệu

Đổi trả hàng

trong vòng 3 ngày

Hoàn tiền

nếu có lỗi

Hỗ trợ 24/7

0866.168.247
CMT247
CMT247
CMT247
CMT247
CMT247
CMT247
CMT247
CMT247
CMT247